PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Phong tục đón năm mới ở mỗi quốc gia lại mang một màu sắc và nét độc đáo khác nhau, song tựu chung, đây là dịp để gia đình, bạn bè sum họp, cùng nhìn lại năm qua và cầu chúc những điều may mắn, suôn sẻ sẽ đến trong năm tới. Hãy cùng Nhất Nga khám phá những phong tục diễn ra trong những ngày Tết ở các nước trên thế giới, để phần nào hiểu thêm về con người, văn hoá và lối sống ở những nơi ta sẽ ghé qua nhé !

*Tết năm mới tại Mỹ

Vào đêm 31 tháng 12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống ” Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc

Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống… Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày.

*Tết của người Anh

Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người ta tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay quanh những nơi có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Mọi người nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne. Đêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết. Người Anh không gõ cữa mà tiến thẳng vào nhà bạn bè hoặc người thân. Theo phong tục của người Anh, sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-1

Bữa tiệc đón mừng năm mới bắt đầu từ 8h tối giao thừa đến sáng sớm hôm sau mới kết thúc. Nữa đêm người Anh lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang, cùng nhau chạm cốc, hát hò và nhảy múa trong không khí tưng bừng, náo nhiệt đón mừng năm mới.

*Người Pháp với đêm giao thừa

Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến 3/1 mới kết thúc. Sáng sớm ngày mùng 1, mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm mất mùa.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-2

*Đêm giao thừa tại đất nước Brazil

Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-3

Tiệc mừng năm mới thường là tiệc về tín ngưỡng nhưng ngày nay nó đã trở thành một buổi trình diễn lớn dành cho du khách lẫn người dân. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31/12 của năm cũ và tới giữa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên. Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khoẻ. Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển.

*Tết tại Thuỵ Sĩ

Vào ngày cuối cùng của tháng 12, tất cả mọi người đều rất bận rộn. Tất cả các cửa hàng bán đồ ăn và rượu đều chật cứng. Dường như tất cả đều không thân thiện và mất kiên nhẫn vì việc mua sắm chiếm quá nhiều thời gian. Rốt cuộc, tới khoảng 7h tối mọi người trở về nhà, mệt bã vì công việc lẫn đi mua sắm, khó có thể đủ sức để nấu một bữa ăn thịnh soạn.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-4

Tuy nhiên, tới 11h đêm, mọi người đều rất phấn khích, từ trong sâu thẳm, người Thuỵ sĩ cảm thấy rằng chẳng bao lâu nữa sẽ tới thời điểm nghĩ lại quá khứ và hướng tới tương lai. Khi kim đồng hồ chỉ tới số 12, chúng tôi nâng cốc và ăn bánh mỳ vì tất cả những điều tốt đẹp đã xảy ra trong năm qua. Chúng tôi ôm hôn lẫn nhau không chỉ ba lần mà rất nhiều lần. Sylvia Bopp, công dân Thuỵ Sĩ kể.

*Tết ở nước Nga

Đất nước Nga rộng lớn bao la, nhưng dù ở đâu, đến ngày Tết, từ vùng lạnh giá đến những miền đất ấm áp, từ những làng quê xa xôi đến đất thị thành, hay tại thủ đô, nhà nhà đều tổ chức đón Tết vui vẻ, thoải mái, ấm áp tình gia đình.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-5

Người Nga ở đâu cũng muốn được đón năm mới với cây thông Tết trong nhà. Trước năm mới, đường phố chật ních người qua lại, ai ai cũng cố kết thúc mọi việc để đón Tết thoải mái, đặc biệt lo sắm quà cho con cái và mua một cây thông thật đẹp. Có nhiều loại thông nhựa, nhưng thông thiên nhiên được quý hơn nhiều. Trang hoàng cây thông Tết là công việc thích thú của người Nga. Nhiều gia đình cha mẹ cùng con cái tiến hành, cũng có nhà chỉ có người lớn trang hoàng thông khi trẻ ngủ, để sáng mùng một, chúng có một niềm vui sướng bất ngờ: nhìn thấy trong nhà một cây thông tuyệt đẹp. Một đặc trưng nữa trong lễ Tết ở Nga là việc ông già Tuyết và bà chúa Tuyết tặng quà cho trẻ em.

*Tết ở Ấn Độ

Tết ở Ấn Độ kéo dài trong 5 ngày, bắt đầu từ 31/10, ngày thứ tư được coi là ngày đầu tiên của năm mới. Vào dịp Tết, không ai được phép giận dỗi và nổi cáu. Ở một số vùng ở Ấn Độ, buổi sáng đầu tiên của năm mới ai cũng nước mắt lưng tròng để đón mừng năm mới. Một số nơi khác thì lại có tục nhịn ăn một ngày, một đêm. Buổi sáng đầu tiên của năm mới mọi người sau khi chúc tụng nhau, dùng một chiếc túi nhỏ đựng phấn hồng xoa lên trán người đối diện chúc cho mọi sự may mắn như ý. Thanh niên đổ mực đỏ vào súng phun nước và phun vào bạn bè, người thân.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-6

Vào những ngày này, người ta cầu xin vị thần của sự giàu sang và hy vọng cho họ tài lộc dồi dào hơn trong năm mới. Họ đeo những vòng hoa quanh cổ và tay trong những buổi lễ. Mỗi loại hoa tượng trưng cho một màu quan trọng trong tôn giáo. Màu hồng, màu đỏ và màu tím là tượng trưng cho thánh thần của người theo đạo Hindu còn màu vàng tượng trưng cho Chúa Trời.

*Người Nhật Bản với tục đón tết

Cũng như tập tục cũ ở một số nước vùng Á châu, người Nhật cho rằng vào dịp Tết, thần linh cũng như những linh hồn người thân có thể về thăm, cho nên nhà cửa được dọn dẹp thật sạch sẽ và đẹp. Trước cửa mọi nhà đều có các cành thông và tre bện vào nhau tượng trưng cho sự trung thành và trường thọ, đôi khi còn có thêm cành mận. Người Nhật chuẩn bị Tết từ trước đó khá lâu. Họ có thú vui mua sắm Tết và tặng quà nhau. Hàng được sắm nhiều nhất là kimônô đẹp. Vào những ngày này, khắp nơi vang lên tiếng chày giã bột gạo làm bánh. Bánh Tết đặc trưng là bánh bột gạo môchi.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-7

Đúng 12 giờ đêm giao thừa, trong các trường vang lên 108 tiếng chuông. Tiếng chuông còn được truyền qua radio. Nhiều người Nhật đổ tới các chùa để làm lễ đầu năm, mua bùa hộ mệnh. Theo truyền thống, trong những ngày đầu năm, các cô gái được sai ra đồng bứt hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau. Tới ngày mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá “lộc xuân” đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng.

*Khám phá Ai Cập qua lễ đầu năm

Dù biết từ trước là năm mới sẽ đến nhưng người dân nơi đây vẫn ngóng đợi lúc mặt trăng có hình lưỡi liềm và sự tuyên bố bắt đầu năm mới. Thông điệp năm mới bắt đầu được phát ra từ nhà thờ Muhammed Ali ở Cairo. Các thủ lĩnh tôn giáo sẽ lan truyền tin này tới dân thường. Những người này trước đó đứng đợi bên ngoài nhà thờ sẽ chúc mừng lẫn nhau. Sau đó, họ về nhà kể cho gia đình mình nghe và ăn một bữa đặc biệt mừng năm mới. Ngày hôm ấy, ngay cả gia đình nghèo nhất cũng cố tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. Trên bàn ăn không có rượu (đạo Hồi cấm rượu).

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-8

Năm mới tới, ai cũng mặc đồ đẹp. Ngay cả những cô gái ngày thường chỉ mặc trang phục đen theo quy định của Hồi giáo thì lúc đón tân niên cũng được phép mặc những bộ quần áo nhiều màu rực rỡ.

*Đón tết ở xứ Kim chi - Hàn Quốc

Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền, Seung Hye Lee - người Hàn Quốc cho hay. Vào buổi sáng của năm mới, chúng tôi thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook - một loại súp làm bằng gạo. Tiếp theo, khi gặp người già, chúng tôi cúi chào. Năm mới là ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, chúng tôi thường dành những ngày này cho gia đình và người thân.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-9

*Tục đón tết tại Trung Quốc

Trước ngày Tết, người ta cũng làm vệ sinh nhà cừa để “xả xui”. Trong năm mới có phong tục đốt pháo để đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo. Người ta thường mua cành đào để nhà vì cho rằng cây đào nở hoa tượng trưng cho “tài lộc”. Trong năm mới, trẻ em và người già thường được mừng tuổi, gọi là “lì xì”, tiền đựng trong bao đỏ để lấy may.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-10

Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của “con vật” nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn ***g đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

*Tết ở Lào

Tết đón năm mới của các bộ tộc Lào là Bun-gu-may (quen gọi là Tết buộc chỉ cổ tay hay Tết té nước). Tết Bun-gu-may được tổ chức trong ba ngày 13,14,15 tháng 4 dương lịch. Trong những ngày Tết, mọi người gặp nhau vui vẻ chúc Tết bằng cách buộc những sợi chỉ bằng bông hay len có màu trắng, xanh, hồng vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày tết ai nhận được nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-11

Tiếp theo là tục té nước thơm cho tượng phật, sư sãi và bạn bè người thân. Người ta càng vui càng té nhiều nước. Một số nơi, người dân Lào còn làm lễ phóng sinh cho chim, cá, rắn... và coi đó là một trong những việc thiện đầu năm mới.

*Tết Philippine

Năm mới ở Philippin diễn ra từ ngày 30/12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là "ngày anh hùng". Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7 tháng 1. Sau đó ngày 9 tháng 1 người dân Philippin lại tiếp tục Tết đón thần Narareno.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-12

*Đón Tết ở Malaysia

Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1 tháng 1 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ, phố xá được trang trí với nhiều mầu sắc rực rỡ. Chỉ có điều trước Tết khoảng 10 ngày, những người dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thức ngon vật lạ cho Tết mà bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn), vì họ cho rằng đó là sự thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy.

phong-tuc-don-nam-moi-o-cac-nuoc-13

Tham khảo tour du lịch các nước

Ngoài ra, những du khách có nhu cầu thăm thân vào dịp Tết này tại các nước như Mỹ, Canada, Úc, Đài Loan,… Liên hệ ngay với Công ty TNHH Thương Mại Dịch Dụ Và Du Lịch Nhất Nga chúng tôi, chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn và xin visa cho tất cả các nước trên thế giới. Với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, chúng tôi sẽ chủ động đáp ứng cho mọi yêu cầu của khách hàng với một mức chi phí hợp lý nhất, quy trình thủ tục đơn giản, nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Tham khảo Visa các nước trên TG:

Quý Khách còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc.

Hotline   : 0919 345 788 (Ms. Nga)

Email     : nga.ngo@nhatnga.vn

Website : nhatnga.vn

Hotline:
0919.345.788
Tour : Ms Nga -(+84) 28 6681 7653
Skype:
Email: info@nhatnga.com.vn

0919345788