THÁNG 12 CÓ LỄ HỘI GÌ ĐẶC SẮC TẠI VIỆT NAM ?

 

*Lễ hội Mừng lúa mới của người Ê Đê

Theo phong tục tập quán truyền thống của đồng bào Ê Đê và các dân tộc Tây Nguyên như: Gia Rai, Ba Na, Xơ - đăng, M’Nông,… hằng năm sau mùa gặt hái, bắt đầu từ cuối tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, dân làng nơi đây sẽ cùng tổ chức lễ hội Mùa xuân hay còn gọi là lễ Mừng lúa mới.

Lễ hội Mừng lúa mới của người Ê Đê 1

Lễ hội Mừng lúa mới của người Ê Đê 1

Vào dịp này, mọi gia đình đều làm lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu,… Sau nghi thức rước hồn lúa, các già làng chủ trì tổ chức cúng lễ trong buôn làng của mình để cầu mưa thuận, gió hòa, mọi người khỏe mạnh.

Lễ hội Mừng lúa mới của người Ê Đê 2

Lễ hội Mừng lúa mới của người Ê Đê 2

 

Lễ hội diễn ra trong suốt 7 ngày đêm, không khí khắp các buôn làng càng lúc càng rộn ràng, náo nhiệt, tiếng chiêng, tiếng trống vang cả núi rừng. Trong những ngày lễ hội người Ê Đê còn có các sinh hoạt văn hóa đặc sắc như: kể sử thi, thổi kèn đing năm, đing Ktút, hát dân ca, …

*Tết Song thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười.

Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc.

Tết Song thập

Tết Song thập

Có nơi tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.

*Lễ hội Miếu Bà

Hàng năm, lễ hội Miếu Bà diễn ra 3 ngày từ ngày 16 đến 18 tháng 10 Âm lịch tại Miếu Bà ngũ hành trên đường Hoàng Hoa Thám, TP. Vũng Tàu. Hội viên Miếu Bà chỉ dành cho nữ giới, ban điều hành cũng do các bà phụ trách. Miếu Bà được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, do ngư dân Thắng Tam xây dựng để thờ ngũ hành tức năm yếu tố vật chất: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ theo tư tưởng triết học Trung Quốc.

Lễ hội Miếu Bà

Lễ hội Miếu Bà

 

 Miếu Bà nằm bên trái khu đình Thần Thắng Tam. Lễ hội Miếu Bà là những ngày lễ sôi động và linh đình. Vốn có tiếng hiển linh nên vào các ngày hội du khách từ khắp các nơi đổ về hành hương cúng bái rất đông

*Lễ hội Ok om bok của đồng bào Khmer - Sóc Trăng

Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Theo quan niệm của bà con Khmer, đây là ngày cuối cùng một chu kỳ của mặt trăng xoay quanh trái đất, và cũng là thời điểm hết thời vụ của năm. Cúng trăng là để tạ ơn thần mặt trăng trong một năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu cho mọi nhà, đồng thời giúp cho nông dân trúng mùa trong năm tới

Lễ hội Ok om bok của đồng bào Khmer - Sóc Trăng

Lễ hội Ok om bok của đồng bào Khmer - Sóc Trăng

*Lễ Hội Đền Bà Đen

Nếu Bà Chúa Xứ là một huyền thoại được tạo dựng từ bức tượng đá tìm thấy trên núi Cấm, mà nguồn gốc vẫn chưa biết chính xác, trái lại Bà Đen là một chuyện tích cụ thể trong dân gian ở vùng Trảng Bàng-Tây Ninh.

Lễ Hội Đền Bà Đen 1

Lễ Hội Đền Bà Đen 1

Lễ hội Bà Đen do đó còn được gọi là lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu, được xây trên lưng chừng núi cao độ 380m. Đến nay, đền được trùng tu nhiều lần, và từ chân núi đi lên đã làm một con đường bậc thang cho người đi bộ. Lễ Hội Đền Bà Đen được tổ chức vào đầu mùa xuân, sau Tết nguyên đán, từ ngày 10 đến rằm tháng giêng.

Lễ Hội Đền Bà Đen 2

Lễ Hội Đền Bà Đen 2

Hàng năm, đến ngày Lễ Hội Đền Bà Đen, dân chúng các tỉnh đến rất đông để đến xin phước lành bà Linh Sơn Thánh Mẫu có đến cả trăm ngàn người. Xét vể hình thức hành lễ, lễ hội Bà Đen đơn giản hơn lễ hội Bà Chúa Xứ, không có lễ Xây Chầu và hát bội, nhưng có phần trang nghiêm đượm màu sắc cổ truyền, gần gũi với việc thờ phụng các vị thần linh trong dân gian.

*Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 18, 19 và 20 tháng 10 âm lịch để kỹ niệm người anh hùng chống giặc Pháp vào những năm 1861-1886 mà dân gian còn truyền tụng:

Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

 

Đền thờ Nguyễn Trung Trực có ở nhiều nơi như Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, nhưng đền thờ ở Rạch Giá là lớn nhứt, do đó lễ hội được tổ chức long trọng tại nơi mà nhà anh hùng đã hy sinh.

*Lễ Hội Thánh Địa Hòa Hảo ở làng Hòa Hảo (An Giang)

Hàng năm vào ngày 18 tháng 5 âm lịch là ngày kỷ niệm thành lập đạo Hòa Hảo (18-5-1941). Đây là lễ hội của một tôn giáo mới ra đời chỉ hơn nửa thế kỷ nhưng đã nhanh chóng ăn sâu vào truyền thống dân gian của dân miền Tây Nam Bộ. Vào mùa lễ hội, hàng trăm ngàn tín đồ Hòa Hảo từ khắp nơi tụ tập về thánh địa để tưởng nhớ ngày Giỗ của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ cũng như khơi dậy tinh thần hy sinh vì Đạo.

Lễ Hội Thánh Địa Hòa Hảo ở làng Hòa Hảo (An Giang)

Lễ Hội Thánh Địa Hòa Hảo ở làng Hòa Hảo (An Giang)

 

*Lễ Hội Or Ang Bok  của người Khmer Nam Bộ

Lễ Hội Or Ang Bok  của người Khmer Nam Bộ

Lễ Hội Or Ang Bok  của người Khmer Nam Bộ

Lễ hội Or Ang Bok là lễ chào mừng mặt trăng, được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Lễ nầy thường có tổ chức đua ghe là một đặc điểm mang tính chất truyền thống nhằm biểu lộ tinh thần vui khỏe trong lao động sản xuất và cầu thần mặt trăng giúp cho nông dân trúng mùa năm tới.

 

Hotline:
0919.345.788
Tour : Ms Nga -(+84) 28 6681 7653
Skype:
Email: info@nhatnga.com.vn

0919345788